A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Sơ kết Mô hình trồng cây Dẻ ghép trên địa bàn xã Hoàng Đồng năm 2024

Thực hiện Quyết định số 492/QĐ- UBND ngày 28/02/2024 của UBND thành phố Lạng Sơn về việc Phê duyệt dự toán và kế hoạch lựa chọn nhà thầu thực hiện Mô hình trồng cây Dẻ ghép trên địa bà xã Hoàng Đồng. Ngày 18/12/2024, Phòng Kinh tế thành phố phối hợp với Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp, UBND xã Hoàng Đồng tổ chức sơ kết Mô hình trồng cây Dẻ ghép trên địa bàn xã Hoàng Đồng.

Sơ kết Mô hình trồng cây Dẻ ghép trên địa bàn xã Hoàng Đồng

            Dự Hội nghị có Lãnh đạo, chuyên viên Phòng Kinh tế thành phố, Lãnh đạo, viên chức Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp thành phố, Đại diện Hội Nông dân, Phòng Tài chính Kế hoạch thành phố, Lãnh đạo Đảng ủy, HĐND - UBND xã Hoàng Đồng, Phóng viên Đài truyền hình tỉnh Lạng Sơn, Đại diện các Hội đoàn thể xã Hoàng Đồng, 05 Hộ dân tham gia thực hiện dự án và 10 Hội viên Hội nông dân xã có nhu cầu phát triển trồng cây Dẻ ghép.

         Để xây dựng và thực hiện mô hình phòng Kinh tế phối hợp với Trung tâm dịch vụ nông nghiệp thành phố, UBND xã Hoàng Đồng tiến hành khảo sát lựa chọn địa điểm, chọn hộ tham gia, tổ chức họp dân triển khai hình thức hỗ trợ giống cây, vật tư phân bón, thuốc bảo vệ thực vât, hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc, bón phân, tạo tán, phòng trừ sâu bệnh hại, giám sát, kiểm tra, theo dõi tình hình sinh trưởng và phát triển, tổ chức tổng kết đánh giá hiệu quả mô hình.

Đồng chí Dương Thị Nương – Phó trưởng phòng Kinh tế phát biểu khai mạc Hội nghị

            Thực hiện Mô hình trồng cây dẻ ghép trên địa bàn xã Hoàng Đồng, thành phố Lạng Sơn, nhằm mở rộng diện tích cây ăn quả có giá trị cao, cung cấp sản phẩm đặc sản cho địa phương, tạo thương hiệu, nâng cao hiệu quả trong sản xuất nâng cao thu nhập cho các hộ nông dân, góp phần phát triển kinh tế xã hội bền vững, chung sức đóng góp xây dựng thành công Chương trình xây dựng nông thôn mới. Tham gia dự án có 05 hộ tại thôn Đồng Én, Hoàng Trung, Hoàng Tâm, diện tích 5,24ha tương đương trồng 2.620 cây Dẻ ghép.

Phòng Kinh tế, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp, UBND xã Hoàng Đồng, Hội nông dân xã Hoàng Đồng tổ chức họp dân công khai các khoản hỗ trợ, quyền lợi và trách nhiệm của người dân khi tham gia mô hình như được nhà nước hỗ trợ 65% về cây giống, 50% phân lân, 50% Phân NPK (5.10.3-9), 50% thuốc BVTV cho các hộ tham gia mô hình, còn lại người dân tự đối ứng.

Đồng chí Đàm Văn Tùng – Phó Giám đốc TTDVNN thành phố phát biểu tại Hội nghị

            Ngay từ khi khảo sát địa bàn, chọn hộ, cán bộ Phòng Kinh tế, Trung tâm dịch vụ nông nghiệp thành phố đã hướng đẫn trực tiếp cho các hộ tham gia mô hình về vệ sinh vườn đồi, cuốc hố lấp hố, bón lót, trồng cây, chăm sóc, bảo vệ, phòng trừ sâu bệnh hại theo đúng quy trình kỹ thuật. Trong thời gian thực hiện mô hình, phòng Kinh tế phân công cán bộ chuyên môn theo dõi, quản lý, kiểm tra, giám sát tiến độ thực hiện của Trung tâm dịch vụ nông nghiệp. Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp đã phân công cán bộ chuyên môn chủ động triển khai, thường xuyên kiểm tra đôn đốc, theo dõi tình hình sinh trưởng, phát triển, chỉ đạo hướng dẫn kỹ thuật trồng chăm sóc, bảo vệ  và phòng trừ sâu bệnh hại trên cây dẻ cho các hộ tham gia mô hình thực hiện theo đúng quy trình kỹ thuật đảm bảo chất lượng (cấp phát 05 bộ tài liệu cho 05 hộ tham gia mô hình), thường xuyên báo cáo tến độ thực hiện theo đúng hợp đồng thuê khoán chuyên môn và báo cáo khối lượng công việc.

Đồng chí Phạm Quang Vinh – Chủ tịch UBND xã Hoàng Đồng phát biểu tại Hội nghị

Trung tâm DVNN đã cử cán bộ xuống hướng dẫn bà con về kỹ thuật, trong ba năm đầu là giai đoạn kiến thiết cơ bản rất quan trọng, mục đích tạo cho cây có bộ khung vững chắc, cành lá cân đối...Nên công việc chăm sóc, cắt tỉa cành, tạo tán phải thường xuyên... Qua công tác kiểm tra, theo dõi tại thực địa của 05 hộ tham gia mô hình tại 03 thôn Hoàng Trung; Đồng Én; Hoàng Tâm, các hộ đã chủ động thăm vườn cây, chăm sóc, bảo vệ, phun trừ sâu bệnh hại, cây sinh trưởng và phát triển tốt, tỷ lệ cây sống cao đạt 97,2%, thời điểm kiểm tra xuất hiện một số đối tượng gây hại như bọ cánh cứng ăn lá, sâu ăn lá, rệp các loại với mật độ thấp, mức độ gây hại nhẹ, cán bộ chuyên môn đã yêu cầu các hộ thường xuyên, chủ động kiểm tra vườn, đồi, chăm sóc và áp dụng các biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại cây dẻ kịp thời theo tài liệu hướng dẫn kỹ thuật.

Đồng chí Hoàng Thị Mơ – Chủ tịch Hội nông dân xã phát biểu tại Hội nghị

Các hộ tham gia mô hình đều được hướng dẫn kỹ thuật về khâu làm đất cuốc lấp hố, bón phân, trồng, chăm sóc, bảo vệ, phòng trừ sâu, bệnh hại trên cây dẻ. Cơ bản các hộ thực hiện theo quy trình kỹ thuật và hướng dẫn cán bộ chuyên môn như: quy cách hố, khoảng cách trồng, cách chăm sóc, vệ sinh vườn đồi, phòng chống cháy rừng, bón phân, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật để phun trừ sâu bệnh hại…

 

Đại diện các hộ dân phát biểu ý kiến tại Hội nghị

Ngay từ khi trồng người dân đã chủ động áp dụng các biện pháp kỹ thuật nhằm hạn chế sâu bệnh gây hại trên cây dẻ như: Từ khâu làm đất, chọn giống, bón phân, kỹ thuật chăm sóc, quản lý dịch hại, tuy nhiên do điều kiện khí hậu thuận lợi cho sâu bệnh phát sinh và gây hại, người dân bắt buộc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật để bảo vệ cây trồng.

Các đại biểu thăm quan thực tế Mô hình trồng cây Dẻ thôn Đồng Én

            Thực hiện áp dụng đồng bộ đúng quy trình kỹ thuật vào sản xuất trồng trọt, góp phần tạo niềm tin cho nhân dân, làm thay đổi nhận thức, tập quán, trình độ canh tác quản canh, tự phát sang trồng cây có đầu tư. Qua thực tế cho thấy cây dẻ là cây dễ trồng, thích nghi tốt với điều kiện khí hậu, đất đai của địa phương, cây sinh trưởng - phát triển tốt. Do địa hình đồi núi đi lại khó khăn công tác vận chuyển cây, vận chuyển vật tư phân bón...Các hộ tham gia mô hình trồng cây dẻ  cơ bản đã chủ động trong công tác phát dọn thực bì, đào hố trồng đảm bảo trồng kịp thời đúng thời vụ. Các hộ tham gia mô hình nhiệt tình, chịu khó học hỏi, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất thực tế, tạo điều kiện cho cán bộ trong tổ chức, triển khai thực  hiện mô hình.

Thăm quan mô hình trồng Dẻ hộ ông Lã Văn Thắng thôn Hoàng Trung

Hiện nay sản phẩm Hạt Dẻ đã được đăng ký thương hiệu, nhãn mác đưa ra thị trường, thu hút được nhiều khách hàng không chỉ riêng thành phố và cả trong và ngoài tỉnh đã đặt mua hạt dẻ. Năm 2020 hạt Dẻ tươi Lạng Sơn đã được Tổng hội Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam tôn vinh “Thương hiệu vàng nông nghiệp Việt Nam năm 2020” là sản phẩm Đạt tiêu chuẩn OCOP của Thành phố Lạng Sơn năm 2021. Sản phẩm từ hạt Dẻ chế biến khá đa dạng như: Xôi dẻ, sữa dẻ, hạt dẻ rang, hạt dẻ chế biến nấu canh, và hạt dẻ làm bánh trung thu. Do vậy cây Hạt Dẻ được xác định là cây có giá trị kinh tế cao và mang lại nguồn thu nhập ổn định cho gia đình.

Với điều kiện tự nhiên thuận lợi có tiềm năng về trồng rừng, cây ăn quả khai thác thế mạnh của vùng đồi rừng, khí hậu, đất đai và tập quán canh tác. Qua quá trình thực hiện mô hình  đến nay cây dẻ sinh trường và phát triển tốt. Cây dẻ rất có tiềm năng nhân rộng, phát triển trên địa bàn xã.

          Thông qua mô hình người trồng cây cũng như các hộ dân xung quanh hiểu được giá trị của việc phủ xanh đất trống đồi núi trọc, phòng chống sói mòn đất mang lại hiệu quả kinh tế cho gia đình và xã hội. Mô hình được nông dân nhiệt tình hưởng ứng, mong muốn tiếp tục tham gia và nhân rộng hơn nữa. Đây là nơi người dân có cơ hội tham gia học tập, trao đổi kinh nghiệm, nâng cao trình độ hiểu biết để từ đó áp dụng cho sản xuất của gia đình và truyền đạt cho cộng đồng, góp phần tạo việc làm thu nhập ổn định, nâng cao chất lượng cuộc sống.

Nguồn tin: Lê Công Chất – Phòng Kinh tế thành phố


Thông tin tuyên truyền

Thông tin tổng hợp

Liên kết website

Thống kê truy cập

Đang online: 0
Hôm nay: 246
Trong tháng: 9.324
Tất cả: 152.188